Những nguy cơ mà 4 ngư trường trọng điểm đang đối mặt

Lượt xem:

Đọc bài viết

Hiện trạng chung của các ngư trường 

Việt Nam luôn được biết đến là một quốc gia “Rừng vàng, biển bạc”. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây danh từ “biển bạc” dường như đã không còn quá phù hợp với Việt Nam bởi số lượng các sinh vật biển đang ngày càng giảm đi đáng kể. Giảm đi không chỉ ở số lượng mà cả ở sự đa dạng của chủng loài. Nhiều loài cá trước đây mang lại giá trị kinh tế cao như cá sửu, cá ngộ, cá thiều giờ rất hiếm gặp. Ngư trường ngày nay cũng càng bị thu hẹp đi nhưng số lượng tàu đánh bắt thì lại tăng đáng kể, nhiều ngư dân không có điều kiện để đầu tư hàng trăm triệu đồng cho ghe, thuyền nên vẫn luôn thua lỗ và trắng tay. Người dân làm nghề biển cho rằng bây giờ nghề biển không còn được thuận lợi như trước nữa, mỗi khi xuất phát ra khơi họ luôn quan ngại rằng sẽ không có gì để đánh bắt. Thế nhưng làm nghề biển đã lâu, bây giờ từ bỏ lên bờ làm nghề khác lại không dễ dàng gì. Có thể thấy rằng sự suy giảm của tài nguyên biển cả đã trở thành một mối e ngại lớn cho những ngư dân làm nghề biển, cụ thể như thế nào, hãy cùng với dự báo thời tiết hôm nay tìm hiểu nhé. 

Một trong những kiểu khai thác khiến nguồn tài nguyên thuỷ hải sản đang dần trở nên cạn kiệt chính là việc đánh bắt theo kiểu “tận diệt”. Người dân sẽ sử dụng phương tiện hành nghề là một chiếc xuồng máy có công suất lớn, phía trước gắn thêm một cặp gọng dài hơn 10m. Đầu gọng được bọc nhựa để có thể lướt qua các vật cản. Khi chiếc cuồng hoạt động thì mảnh lưới kết hợp với cặp gọng, hút tất cả các sinh vật trên đường vào trong. Cách khai thác này gây ảnh hưởng đến các tầng đáy biển và ảnh hưởng lên môi trường sống của các loài thuỷ sản. Mặt khác, người ta thường đánh bắt vào những mùa mà cá chưa trưởng thành, do đó chúng không thể phát triển và sản sinh ra nhiều loài cá nữa. Từ đấy, mà sản lượng ngư dân khai thác ngày càng ít đi. 

Những hướng giải quyết mà chính phủ đưa ra 

Nắm bắt được những tình hình khai thác ấy của ngư dân tại 4 ngư trường trọng điểm, Luật Thuỷ Sản 2017 đã quy định những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bền vững trên vùng biển trù phú của nước ta. Cụ thể, luật sẽ nâng mức phạt trong việc vi phạm trong đánh bắt thuỷ hải sản lên đến 1 tỷ đồng cho cá nhân và 2 tỷ đồng cho tổ chức. Luật được đặt ra nhằm chú trọng đến việc quản lý, bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản để chia sẻ đều cho tất cả các người dân theo những mô hình cộng đồng khai thác. Bên cạnh đó, nhà nước cũng khuyến khích người dân chuyển đổi những hình thức đánh bắt và tập trung vào thực hiện những công tác bảo vệ cho nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Đánh bắt theo mùa với từng loại hải sản nhất định để tránh mùa di cư sinh sản chúng các loài sinh vật này. Chính phủ nhà nước cũng thực hiện những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người dân thực hiện đánh bắt xa bờ, tân tiến các trang thiết bị cho tàu thuyền. Hỗ trợ tận lực cho ngư dân khi cần thiết và đưa ra những biện pháp để hỗ trợ bà con ngư dân gặp tai nạn trên biển.