Quản trị là gì? Sự khác biệt giữa quản trị và quản lý

Lượt xem:

Đọc bài viết

Bất kỳ một công ty, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng tại hcm hay bất cứ nơi nào cũng đều cần đến vai trò quản trị. Vậy quản trị là gì và sự khác nhau giữa quản lý và quản trị là gì? Tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Phân biệt quản trị và quản lý

Quản trị và quản lý là những định danh gần giống nhau. Chính điều này đã khiến nhiều người nhầm lẫn. Khi đánh đồng hai tên gọi này cùng chỉ một vị trí.

Quản lý là gì?

Người quản lý là gì – được hiểu là lãnh đạo của một tổ chức. Công việc của nhà quản lý là thiết lập chiến lược hoạt động cho tổ chức. Điều phối, theo dõi công việc của nhân viên để hoàn thành mục tiêu đề ra đạt hiệu quả tốt nhất.  Nói chung, công việc của nhà quản lý chính là kiểm soát, bao quát tất cả những vấn đề liên quan đến tổ chức từ con người, tài chính, cơ sở vật chất.

Quản trị là gì?

Quản trị là sự phối hợp hiệu quả các hoạt động từ nguồn nhân lực của tổ chức. Nhằm đạt đến mục tiêu đề ra. Người quản trị có trách nhiệm hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm tra những chiến lược được đề xuất để đạt được hiệu quả cao nhất.

So sánh giữa quản lý và quản trị

Giữa quản trị và quản lý có sự liên kết rất lớn. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong một tổ chức, doanh nghiệp, công ty… Với vai trò lãnh đạo, cả hai vị trí sẽ đều phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với những quyết định đưa ra. Chính vì điểm tương đồng này. Mà hai khái niệm thường bị đánh tráo ý nghĩa sử dụng. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại những điểm khác biệt rõ.

Với vai trò quản lý, người lãnh đạo phải có khả năng tổ chức và điều phối triển khai kế hoạch, chiến lược đi đúng quỹ đạo và tránh mọi rủi ro có thể xảy đến. Theo chiều ngược lại, nhà quản trị lại là người lãnh đạo để lập ra những kế hoạch. Đòi hỏi mỗi nhà quản trị phải có tầm nhìn chiến lược.

Tố chất của một nhà quản trị là gì?

Với tầm quan trọng của vị trí quản trị và quản lý đơn vị. Nhân sự phải có kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng mới có thể ngồi vững trên những chiếc ghế này. Thắc mắc liệu rằng, với tính chất tương đồng, người làm công tác quản lý có thể đảm trách vai trò của nhà quản trị được hay không. Và ở chiều ngược lại, kết quả có khả quan không.

Với kinh nghiệm của một nhà quản lý. Khả năng quản trị thời gian và công việc được đặt lên hàng đầu. Biết cách bao quát công việc, định hướng chiến lược. Sẽ giúp bạn có thể điều phối công việc hiệu quả và hợp lý. Phát huy được sức mạnh tập thể từ việc nâng cao hiệu suất, chất lượng lao động của cá nhân. Bên cạnh đó, tầm nhìn chiến lược rộng mở và có khả năng thu phục lòng người. Bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà quản trị tài năng.

Giữa hai vị trí này rõ ràng có tính chất công việc khác nhau nhưng có sự bổ trợ cho nhau. Vì vậy, sự chuyển đổi vai trò giữa cả hai có thể được diễn ra. Nếu người tìm việc làm hcm biết cách bổ sung những tố chất cần thiết cho vai trò mới. Có thể mở ra cơ hội được thử sức với vai trò mới và tìm kiếm được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong các doanh nghiệp lớn của Sài Gòn hoa lệ.